Go Global - Kỳ 1: Cơ duyên triển khai thị trường Đông Nam Á

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Minhnk
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Minhnk

Moderator
31/7/24
5
2
3
***Bài viết được biên dựa trên một câu chuyện có thật***

TẮC BIÊN ĐỪNG SỢ - 3 THÁNG TỪ SỐ 0 ĐẾN DOANH THU 5 TỶ / THÁNG TẠI 1 THỊ TRƯỜNG Ở ĐÔNG NAM Á

Loạt bài viết này có mục đích chia sẻ những trải nghiệm và hành trình triển khai thị trường Đông Nam Á của team mình để anh em có thêm một góc nhìn mới về thị trường mong rằng có thể giúp ae có động lực hơn trong việc làm những điều mới mẻ, và có thể đem lại một chút kiến thức cho ae về thị trường này để khi ae triển khai sẽ không gặp những lỗi sai mà team mình đã mắc phải.

Hiện tại tình hình tắc biên tại Việt Nam đã diễn ra gần 2 tháng, việc các seller bán hàng phụ thuộc vào nguồn hàng Trung Quốc thì chắc không còn lạ với tình trạng này, bình thường 1 năm sẽ có vài đợt như vậy nhưng 2 năm qua tình hình dịch bệnh căng thẳng vấn đề về tắc biên ngày càng nhức nhối hơn nó làm dừng hầu hết các hoạt động của công ty có thời điểm thì 1,2 tuần có thời điểm thì 1 tháng, 2 tháng nhưng tất cả chi phí về nhà kho, văn phòng, nhân sự công ty vẫn phải trả đều. Vậy làm thế nào để xử lý?

Có 3 phương án xử lý vấn đề này đó là :
- Tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam, không bị ảnh hưởng và phụ thuộc Trung Quốc hướng này sẽ khá khó và phần lớn chỉ áp dụng được với những anh em làm thời trang, nhưng nếu nguồn vải vẫn phụ thuộc Trung Quốc cũng không thể đủ nguyên liệu sản xuất nếu tắc biên kéo dài .
- Vận chuyển đường biển, hướng này thì thường áp dụng cho ae có mô hình kinh doanh lớn và chính ngạch đi theo container và việc thông quan hàng hóa cần có kinh nghiệm, bởi vì nếu đi lẻ ( hiện tại đang rất ít bên có thể nhận và thông quan)
- Thông qua một công ty nhập khẩu giá sẽ tăng hơn rất nhiều so với đường bộ. Mặc dù giá đắt hơn nhiều và thời gian về hàng từ 15-20 ngày nhưng đây cũng là 1 hướng để ae backup nếu gặp tình trạng như bây giờ.

Triển khai song song 1 mô hình kinh doanh ở thị trường khác để backup với những tiêu chí như vận chuyển hàng hóa ổn định, ít cạnh tranh, thị trường tương đồng với Việt Nam….Phần này mình đã test rất nhiều thị trường về cả Dropship, Pod, Cod nhưng cuối cùng đã dừng chân ở Đông Nam Á cụ thể là Philippins với mô hình COD. Đương nhiên để triển khai thành công cũng không phải là điều đơn giản bởi vì có một số rào cản như ngôn ngữ, văn hóa, dòng tiền thường chậm hơn Việt Nam nên cần lượng vốn lớn hơn, khoảng cách về địa lý khiến cho việc setup kho, nhân sự khó khăn…

Bản thân mình trước đây cũng đã để công ty đi vào thế bị động như vậy. Khi nào biên thông hàng hóa đi đều thì doanh thu ổn định còn biên tắc thì bập bõm nhân viên vừa làm vừa chơi. Để rồi đến bây giờ nhìn lại một năm trước mình lại nghĩ : Nếu chỉ bán ở VN có thể bây giờ công ty mình đã phá sản.
Vào khoảng giữa tháng 7 năm ngoái dịch bệnh tại Việt Nam bùng phát, Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội toàn thành phố, tất cả người dân phải ở trong nhà và các công ty dừng hoạt động, kho bãi đóng cửa, bắt đầu những chuỗi ngày dài làm online, nhưng vấn đề là tình hình khi đó rất căng thẳng không thể đóng hàng cũng không thể gửi và ship hàng vì vậy hầu như mọi hoạt động kinh doanh là đóng băng, chắc hẳn rất nhiều ae seller, chủ doanh nghiệp 2 năm qua đã rất đau đầu và bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh.

Đứng trước tình hình căng thẳng như vậy bản thân mình phải đắn đo giữa 2 suy nghĩ “làm tiếp” hay “để công ty nghỉ tạm thời” rất nhiều và sau đó mình quyết định sẽ triển khai thêm 1 thị trường mới để công ty không đứng ở thế bị động như này. Đầu tiên mục tiêu được xác định là thị trường Dropship và Pod trên nền tảng Facebook, mình và ae trong team hầu hết chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này bởi vì trước đấy bên mình chỉ làm về Cod ở thị trường Việt Nam.

Thị trường Dropship, Pod từ đầu năm 2021 đã thực sự là khó khăn, sự cạnh tranh quá lớn như seller và brand Trung Quốc bán phá giá, chi phí quảng cáo quá cao ( CPM 25-50$), quảng cáo phân phối không tốt, những seller lâu năm ở Việt Nam cũng phải bỏ nghề hoặc chuyển hướng, chuyển sang nền tảng khác (ae nào đã từng làm Drop và Pod sẽ rất hiểu điều này) đương nhiên vẫn có 1 số ít ae có kinh nghiệm chuyên sâu, những brand vẫn có thể sống tốt với mô hình này …Tóm lại : Việc chuyển hướng sang một thị trường hoàn toàn mới không am hiểu thị trường và không xây dựng được cho mình những lợi thế cạnh tranh so với seller trên cả thế giới khiến team mình đợt đấy fail hoàn toàn, mất nguyên 2 tháng trời triển khai ngày đêm và tốn không ít tiền.

Sau 2 tháng làm thị trường Dropship và Pod fail bên mình đã chuyển hướng tiếp theo về thị trường Châu á, test qua các nước: Nhật Bản , Hàn Quốc, Đài loan thì vẫn không ra kết quả. Cuối cùng chỉ còn sót lại thị trường Đông Nam Á, cụ thể Philipin là thị trường ĐNA đầu tiên bên mình triển khai trong đợt này và bên mình đã dừng chân tại đây. Đến đây có thể một số ae thắc mắc là tại sao thị trường ĐNA bên mình lại test cuối cùng, đơn giản bởi vì cách thời điểm đấy khoảng gần 1 năm bên mình đã triển khai ở thị trường Indonesia thất bại, thời điểm đó thất bại do rất nhiều yếu tố như thiếu kinh nghiệm, không đủ vốn, không đủ nguồn lực, và job này là mình làm chung với 1 team khác, mọi người đều không tập trung cho job….vì vậy dẫn đến kết quả là thất bại. Mình vẫn bị tâm lý e ngại về thị trường Đông Nam Á, sợ sẽ thất bại 1 lần nữa.

Sau khi nghiên cứu thị trường và test rất nhiều sản phẩm thì team mình quyết định triển khai ở thị trường philipin đầu tiên và có những thành tựu bước đầu ở đây, dưới đây là một số vấn đề về thuận lợi mà khó khăn để ae có thể tham khảo:

Thuận lợi
+ Ngôn ngữ : người dân Philippines xem ngôn ngữ tiếng anh như một ngôn ngữ thứ 2 nên việc triển khai các mẫu ads dễ dàng.
+ Kinh tế Philippines : GDP bình quân đầu người năm 2020 là 3299$/ người cao gấp 1.18 lần VN cùng thời điểm. Quy mô kinh tế xếp thứ 3 khu vực ĐNA chỉ sau indo và Thái Lan nên việc sản phẩm có thể bán giá cao gấp 1,2-1,5 lần Việt Nam
+ Quảng cáo : Thời gian đầu trước khi triển khai bài bản team mình đã test 1 lượng sp nhận thấy ads bên Philip không quá cạnh tranh CPM ~3$ đủ khả năng control nên việc test sp sẽ dễ dàng hơn nhiều
+ Vận hành : Để không mất thời gian setup và các chi phí cố định phòng ngừa rủi ro nên bên mình lựa chọn tìm các đơn vị fullfill uy tín và hợp tác sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian.

Khó khăn :
+ Tỉ lệ chốt : Do là đảo nên sóng điện thoại ở philip kém nên tỉ lệ chốt sẽ thấp khoảng 3-5% so với VN
+ Vận chuyển: Chi phí vận chuyển từ Trung Quốc sang philipin cao hơn Việt Nam, vào khoảng 4-5 triệu/ 1 khối
+ Dòng tiền : Thời gian vận chuyển và giao hàng lâu 15-20 ngày hoặc có thể lâu hơn nên việc triển khai phải có dòng tiền đủ duy trì từ 2-3 tháng trở lên.
Những yếu tố trên khiến team mình dốc toàn lực để testing và scale tại Philip trong 3 tháng đạt doanh số 5 tỷ / tháng. Việc triển khai chắc chắn không dễ nhưng để làm được thì cũng không phải quá khó nếu anh em có đủ kiến thức và nguồn lực. Bài viết trên chỉ là những vấn đề rất cơ bản cho anh em có một cái nhìn tổng quát. Còn để triển khai thành công được sẽ cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do bài quá dài nên mình sẽ chia sẻ ở phần sau
 
Sửa lần cuối:
***Bài viết được biên dựa trên một câu chuyện có thật***

TẮC BIÊN ĐỪNG SỢ - 3 THÁNG TỪ SỐ 0 ĐẾN DOANH THU 5 TỶ / THÁNG TẠI 1 THỊ TRƯỜNG Ở ĐÔNG NAM Á

Loạt bài viết này có mục đích chia sẻ những trải nghiệm và hành trình triển khai thị trường Đông Nam Á của team mình để anh em có thêm một góc nhìn mới về thị trường mong rằng có thể giúp ae có động lực hơn trong việc làm những điều mới mẻ, và có thể đem lại một chút kiến thức cho ae về thị trường này để khi ae triển khai sẽ không gặp những lỗi sai mà team mình đã mắc phải.

Hiện tại tình hình tắc biên tại Việt Nam đã diễn ra gần 2 tháng, việc các seller bán hàng phụ thuộc vào nguồn hàng Trung Quốc thì chắc không còn lạ với tình trạng này, bình thường 1 năm sẽ có vài đợt như vậy nhưng 2 năm qua tình hình dịch bệnh căng thẳng vấn đề về tắc biên ngày càng nhức nhối hơn nó làm dừng hầu hết các hoạt động của công ty có thời điểm thì 1,2 tuần có thời điểm thì 1 tháng, 2 tháng nhưng tất cả chi phí về nhà kho, văn phòng, nhân sự công ty vẫn phải trả đều. Vậy làm thế nào để xử lý?

Có 3 phương án xử lý vấn đề này đó là :
- Tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam, không bị ảnh hưởng và phụ thuộc Trung Quốc hướng này sẽ khá khó và phần lớn chỉ áp dụng được với những anh em làm thời trang, nhưng nếu nguồn vải vẫn phụ thuộc Trung Quốc cũng không thể đủ nguyên liệu sản xuất nếu tắc biên kéo dài .
- Vận chuyển đường biển, hướng này thì thường áp dụng cho ae có mô hình kinh doanh lớn và chính ngạch đi theo container và việc thông quan hàng hóa cần có kinh nghiệm, bởi vì nếu đi lẻ ( hiện tại đang rất ít bên có thể nhận và thông quan)
- Thông qua một công ty nhập khẩu giá sẽ tăng hơn rất nhiều so với đường bộ. Mặc dù giá đắt hơn nhiều và thời gian về hàng từ 15-20 ngày nhưng đây cũng là 1 hướng để ae backup nếu gặp tình trạng như bây giờ.

Triển khai song song 1 mô hình kinh doanh ở thị trường khác để backup với những tiêu chí như vận chuyển hàng hóa ổn định, ít cạnh tranh, thị trường tương đồng với Việt Nam….Phần này mình đã test rất nhiều thị trường về cả Dropship, Pod, Cod nhưng cuối cùng đã dừng chân ở Đông Nam Á cụ thể là Philippins với mô hình COD. Đương nhiên để triển khai thành công cũng không phải là điều đơn giản bởi vì có một số rào cản như ngôn ngữ, văn hóa, dòng tiền thường chậm hơn Việt Nam nên cần lượng vốn lớn hơn, khoảng cách về địa lý khiến cho việc setup kho, nhân sự khó khăn…

Bản thân mình trước đây cũng đã để công ty đi vào thế bị động như vậy. Khi nào biên thông hàng hóa đi đều thì doanh thu ổn định còn biên tắc thì bập bõm nhân viên vừa làm vừa chơi. Để rồi đến bây giờ nhìn lại một năm trước mình lại nghĩ : Nếu chỉ bán ở VN có thể bây giờ công ty mình đã phá sản.
Vào khoảng giữa tháng 7 năm ngoái dịch bệnh tại Việt Nam bùng phát, Hà Nội bắt đầu giãn cách xã hội toàn thành phố, tất cả người dân phải ở trong nhà và các công ty dừng hoạt động, kho bãi đóng cửa, bắt đầu những chuỗi ngày dài làm online, nhưng vấn đề là tình hình khi đó rất căng thẳng không thể đóng hàng cũng không thể gửi và ship hàng vì vậy hầu như mọi hoạt động kinh doanh là đóng băng, chắc hẳn rất nhiều ae seller, chủ doanh nghiệp 2 năm qua đã rất đau đầu và bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh.

Đứng trước tình hình căng thẳng như vậy bản thân mình phải đắn đo giữa 2 suy nghĩ “làm tiếp” hay “để công ty nghỉ tạm thời” rất nhiều và sau đó mình quyết định sẽ triển khai thêm 1 thị trường mới để công ty không đứng ở thế bị động như này. Đầu tiên mục tiêu được xác định là thị trường Dropship và Pod trên nền tảng Facebook, mình và ae trong team hầu hết chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này bởi vì trước đấy bên mình chỉ làm về Cod ở thị trường Việt Nam.

Thị trường Dropship, Pod từ đầu năm 2021 đã thực sự là khó khăn, sự cạnh tranh quá lớn như seller và brand Trung Quốc bán phá giá, chi phí quảng cáo quá cao ( CPM 25-50$), quảng cáo phân phối không tốt, những seller lâu năm ở Việt Nam cũng phải bỏ nghề hoặc chuyển hướng, chuyển sang nền tảng khác (ae nào đã từng làm Drop và Pod sẽ rất hiểu điều này) đương nhiên vẫn có 1 số ít ae có kinh nghiệm chuyên sâu, những brand vẫn có thể sống tốt với mô hình này …Tóm lại : Việc chuyển hướng sang một thị trường hoàn toàn mới không am hiểu thị trường và không xây dựng được cho mình những lợi thế cạnh tranh so với seller trên cả thế giới khiến team mình đợt đấy fail hoàn toàn, mất nguyên 2 tháng trời triển khai ngày đêm và tốn không ít tiền.

Sau 2 tháng làm thị trường Dropship và Pod fail bên mình đã chuyển hướng tiếp theo về thị trường Châu á, test qua các nước: Nhật Bản , Hàn Quốc, Đài loan thì vẫn không ra kết quả. Cuối cùng chỉ còn sót lại thị trường Đông Nam Á, cụ thể Philipin là thị trường ĐNA đầu tiên bên mình triển khai trong đợt này và bên mình đã dừng chân tại đây. Đến đây có thể một số ae thắc mắc là tại sao thị trường ĐNA bên mình lại test cuối cùng, đơn giản bởi vì cách thời điểm đấy khoảng gần 1 năm bên mình đã triển khai ở thị trường Indonesia thất bại, thời điểm đó thất bại do rất nhiều yếu tố như thiếu kinh nghiệm, không đủ vốn, không đủ nguồn lực, và job này là mình làm chung với 1 team khác, mọi người đều không tập trung cho job….vì vậy dẫn đến kết quả là thất bại. Mình vẫn bị tâm lý e ngại về thị trường Đông Nam Á, sợ sẽ thất bại 1 lần nữa.

Sau khi nghiên cứu thị trường và test rất nhiều sản phẩm thì team mình quyết định triển khai ở thị trường philipin đầu tiên và có những thành tựu bước đầu ở đây, dưới đây là một số vấn đề về thuận lợi mà khó khăn để ae có thể tham khảo:

Thuận lợi
+ Ngôn ngữ : người dân Philippines xem ngôn ngữ tiếng anh như một ngôn ngữ thứ 2 nên việc triển khai các mẫu ads dễ dàng.
+ Kinh tế Philippines : GDP bình quân đầu người năm 2020 là 3299$/ người cao gấp 1.18 lần VN cùng thời điểm. Quy mô kinh tế xếp thứ 3 khu vực ĐNA chỉ sau indo và Thái Lan nên việc sản phẩm có thể bán giá cao gấp 1,2-1,5 lần Việt Nam
+ Quảng cáo : Thời gian đầu trước khi triển khai bài bản team mình đã test 1 lượng sp nhận thấy ads bên Philip không quá cạnh tranh CPM ~3$ đủ khả năng control nên việc test sp sẽ dễ dàng hơn nhiều
+ Vận hành : Để không mất thời gian setup và các chi phí cố định phòng ngừa rủi ro nên bên mình lựa chọn tìm các đơn vị fullfill uy tín và hợp tác sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian.

Khó khăn :
+ Tỉ lệ chốt : Do là đảo nên sóng điện thoại ở philip kém nên tỉ lệ chốt sẽ thấp khoảng 3-5% so với VN
+ Vận chuyển: Chi phí vận chuyển từ Trung Quốc sang philipin cao hơn Việt Nam, vào khoảng 4-5 triệu/ 1 khối
+ Dòng tiền : Thời gian vận chuyển và giao hàng lâu 15-20 ngày hoặc có thể lâu hơn nên việc triển khai phải có dòng tiền đủ duy trì từ 2-3 tháng trở lên.
Những yếu tố trên khiến team mình dốc toàn lực để testing và scale tại Philip trong 3 tháng đạt doanh số 5 tỷ / tháng. Việc triển khai chắc chắn không dễ nhưng để làm được thì cũng không phải quá khó nếu anh em có đủ kiến thức và nguồn lực. Bài viết trên chỉ là những vấn đề rất cơ bản cho anh em có một cái nhìn tổng quát. Còn để triển khai thành công được sẽ cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do bài quá dài nên mình sẽ chia sẻ ở phần sau
phil hoàn chết mẹ luôn, mình failed thị trường này khi tỷ lệ hoàn lên tới 25%, tiên sư phil
 
  • Like
Reactions: Minhnk